Tuy vậy, CBRE Việt Nam cũng khuyến cáo với tình hình nợ xấu trong hệ thống ngân hàng đang căng thẳng và chủ đầu tư gặp nhiều khó khăn trong việc khơi thông dòng tiền thì các nhà đầu tư cần phải lưu ý khi tiếp cận những BĐS đang khát vốn này, dù cho tiếp cận dưới hình thức nào. Đặc biệt là đối với các nhà đầu tư mới gia nhập thị trường thì nên “cẩn tắc vô ưu” vì hình thức đầu tư này sẽ vẫn còn ẩn chứa nhiều rủi ro.
Thống kê sơ bộ của hơn 60 doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội và Tp.HCM mới đây, hiện lượng hàng tồn trị giá hơn 84.000 tỷ đồng, chiếm xấp xỉ 46% tổng tài sản của các doanh nghiệp này. Tồn kho nhiều cũng đang khiến cho tình hình tài chính của nhiều doanh nghiệp BĐS ở thế vô cùng nguy ngập, khó có thể tiếp tục thực hiện được các dự án đã có trong kế hoạch hoặc đang thi công dở dang.
Khảo sát tại thị trường Hà Nội đang có hàng chục dự án chung cư trong tình trạng “đắp chiếu” hoặc thi công cầm chừng do chủ đầu tư thiếu vốn. Trong khi việc tiếp cận nguồn vốn từ các ngân hàng vào thời điểm này là điều gần như không tưởng. Theo ông Trần Văn Tần - Trưởng phòng Tín dụng, Vụ Tín dụng, NHNN Việt Nam, do các ngân hàng lo ngại nợ xấu tăng lên nên việc thẩm định và cho vay vốn phải thực hiện chặt chẽ và thận trọng hơn nhiều, đặc biệt đối với lĩnh vực BĐS.
Khát vốn, các chủ đầu tư đang tìm mọi cách “cầm cự”, “vớt vát” dự án, trong đó có cả nỗ lực liên kết với các doanh nghiệp bán vật tư, vật liệu xây dựng theo hình thức hàng đổi hàng (đổi vật liệu lấy m2 căn hộ) để tiếp tục có nguyên liệu thi công công trình.
Tuy nhiên, hình thức liên kết này vẫn còn lỏng lẻo, nguy cơ đổ vỡ không phải không có. Nhiều doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng thừa nhận, không mấy mặn mà vì cho rằng bản thân họ không có “nghiệp vụ” kinh doanh BĐS. Nắm trong tay một lượng diện tích căn hộ rồi, chắc gì họ đã bán lại được để thu hồi vốn. Bởi vậy, liên kết với các dự án khát vốn như thế này cũng đồng nghĩa với việc họ đang tham gia một hình thức đầu tư nhiều rủi ro, do đặc điểm thị trường hiện tại (tồn kho cao, giá ở xu hướng giảm) đem lại.
Cũng đã có một số chủ đầu tư hạ giá khá “sốc” đối với dự án của mình để thu hút các nhà đầu tư và người mua nhà. Nhìn ở xu hướng chung của thị trường thì việc giảm giá mạnh để có nguồn tiền thật (chứ không phải giữ giá trị ảo) để tái đầu tư các dự án có tính thanh khoản cao hơn thực sự là giải pháp hữu hiệu của các doanh nghiệp BĐS.
Dẫu vậy, các chuyên gia cho rằng, không phải dự án có giá giảm mạnh nào cũng đều tốt cả và đáng để đầu tư. Các nhà đầu tư khi có ý định đầu tư vào những dự án này cũng cần phải tìm hiểu kỹ thông tin về chủ đầu tư, đặc biệt là năng lực tài chính và uy tín của chủ đầu tư, thông tin về dự án, trước khi đưa ra quyết định liệu có nên đầu tư vào hay không. Tránh trường hợp tiền của nhà đầu tư bị chiếm dụng là hoàn toàn, hoặc thua lỗ nếu thị trường không khởi sắc ít nhất trong trung hạn.
Khảo sát tại thị trường Hà Nội đang có hàng chục dự án chung cư trong tình trạng “đắp chiếu” hoặc thi công cầm chừng do chủ đầu tư thiếu vốn. Trong khi việc tiếp cận nguồn vốn từ các ngân hàng vào thời điểm này là điều gần như không tưởng. Theo ông Trần Văn Tần - Trưởng phòng Tín dụng, Vụ Tín dụng, NHNN Việt Nam, do các ngân hàng lo ngại nợ xấu tăng lên nên việc thẩm định và cho vay vốn phải thực hiện chặt chẽ và thận trọng hơn nhiều, đặc biệt đối với lĩnh vực BĐS.
Khát vốn, các chủ đầu tư đang tìm mọi cách “cầm cự”, “vớt vát” dự án, trong đó có cả nỗ lực liên kết với các doanh nghiệp bán vật tư, vật liệu xây dựng theo hình thức hàng đổi hàng (đổi vật liệu lấy m2 căn hộ) để tiếp tục có nguyên liệu thi công công trình.
Tuy nhiên, hình thức liên kết này vẫn còn lỏng lẻo, nguy cơ đổ vỡ không phải không có. Nhiều doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng thừa nhận, không mấy mặn mà vì cho rằng bản thân họ không có “nghiệp vụ” kinh doanh BĐS. Nắm trong tay một lượng diện tích căn hộ rồi, chắc gì họ đã bán lại được để thu hồi vốn. Bởi vậy, liên kết với các dự án khát vốn như thế này cũng đồng nghĩa với việc họ đang tham gia một hình thức đầu tư nhiều rủi ro, do đặc điểm thị trường hiện tại (tồn kho cao, giá ở xu hướng giảm) đem lại.
Cũng đã có một số chủ đầu tư hạ giá khá “sốc” đối với dự án của mình để thu hút các nhà đầu tư và người mua nhà. Nhìn ở xu hướng chung của thị trường thì việc giảm giá mạnh để có nguồn tiền thật (chứ không phải giữ giá trị ảo) để tái đầu tư các dự án có tính thanh khoản cao hơn thực sự là giải pháp hữu hiệu của các doanh nghiệp BĐS.
Dẫu vậy, các chuyên gia cho rằng, không phải dự án có giá giảm mạnh nào cũng đều tốt cả và đáng để đầu tư. Các nhà đầu tư khi có ý định đầu tư vào những dự án này cũng cần phải tìm hiểu kỹ thông tin về chủ đầu tư, đặc biệt là năng lực tài chính và uy tín của chủ đầu tư, thông tin về dự án, trước khi đưa ra quyết định liệu có nên đầu tư vào hay không. Tránh trường hợp tiền của nhà đầu tư bị chiếm dụng là hoàn toàn, hoặc thua lỗ nếu thị trường không khởi sắc ít nhất trong trung hạn.